Chi tiết tin - Xã Cam Tuyền - Cam Lộ

GIẢI QUYẾT HỒ SƠ LĨNH VỰC ĐẤU THẦU

Post date: 09/05/2022

  1. MỤC ĐÍCH

Quy trình này quy định cách thức và trình tự giải quyết hồ sơ lĩnh vực đấu thầu nhằm từng bước nâng cao cải cách thủ tục hành chính.

  1. PHẠM VI

Quy trình này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân có nhu cầu giải quyết hồ sơ lĩnh vực đấu thầu trên địa bàn thị trấn Cam Lộ.

Trách nhiệm áp dụng: Tất cả các cán bộ-công chức, bộ phận phòng ban trực thuộc UBND thị trấn Cam Lộ.
 

STT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
  1.  
Phê duyệt kế hoạch đấu thầu
 
  1.  
Phê duyệt hồ sơ mời thầu
 
  1.  
Phê duyệt kết quả đấu thầu (kết quả lựa chọn nhà thầu).
 
  1.  
Thẩm định hồ sơ mời thầu mua sắm hàng hoá
  1.  
Thẩm định hồ sơ mời thầu dịch vụ tư vấn
 
  1.  
Thẩm định hồ sơ mời thầu xây lắp qui mô nhỏ
 
  1.  
Thẩm định hồ sơ mời thầu xây lắp
 
  1.  
Thẩm định kế hoạch đấu thầu
 
  1.  
Giải quyết kiến nghị liên quan trong quá trình đấu thầu
 
  1.  
Giải quyết kiến nghị về kết quả lựa chọn nhà thầu
 
  1.  
Thẩm định kết quả đấu thầu (kết quả lựa chọn nhà thầu).
 
  1.  
Cung cấp và đăng tải thông tin trên Báo Đấu thầu và trang thông tin điện tử về đấu thầu quá trình lựa chọn nhà thầu - cấp xã
 
  1.  
Cung cấp và đăng tải thông tin trên Báo Đấu thầu và trang thông tin điện tử về đấu thầu thông tin xử lý vi phạm pháp luật về đấu thầu - cấp xã.
 
  1.  
Gửi thư mời thầu gói thầu dịch vụ tư vấn, đấu thầu hạn chế gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp - cấp xã
 
  1.  
Lựa chọn danh sách nhà thầu mời tham gia đấu thầu hạn chế gói thầu xây lắp, mua sắm hàng hóa - cấp xã
 
  1.  
Phát hành hồ sơ mời thầu-cấp xã
 
  1.  
Làm rõ hồ sơ mời thầu - cấp xã.
 
  1.  
Sửa đổi hồ sơ mời thầu - cấp xã

 
 













































 

3. TÀI LIỆU VIỆN DẪN
- Luật Xây dựng số 50/2014/QH13;
- Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2013;
- Luật sửa đổi, bổ sung số 38/2009/QH12 ngày 19/6/2009;
- Nghị định 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 Quy trình chi tiết thi hành một số điều của Luật đấu thầu về lựa chọn nhà thầu;
- Thông tư 01/2010/TT-BTC ngày 06/01/2010 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư Quy định chi tiết lập Hồ sơ mời thầu xây lắp;
- Thông tư 04/2010/TT-BKH ngày 01/02/2010 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư Quy định chi tiết lập hồ sơ chỉ định thầu xây lắp;
- Thông tư số 09/2011/TT-BKH ngày 07/9/2011 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư Quy định chi tiết lập Hồ sơ yêu cầu chỉ định thầu tư vấn;
- Thông tư 05/2010/TT-BKH ngày 09/3/2010 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư Quy định chi tiết lập Hồ sơ mời thầu dịch vụ tư vấn;
- Thông tư 02/2010/TT-BKH ngày 19/01/2010 của Bộ kế hoạch và Đầu tư Quy định chi tiết lập Hồ sơ mời thầu gói thầu xây lắp quy mô nhỏ;
- Thông tư 09/2010/TT-BKH ngày 21/4/2010 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư Quy định chi tiết lập báo cáo Hồ sơ dự thầu đối với gói thầu mua sắm hang hóa, xây lắp;
- Thông tư 15/2010/TT-BKH ngày 29/6/2010 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư Quy định lập báo cáo Hồ sơ dự thầu đối với gói thầu dịch vụ tư vấn;
 - Thông tư 08/2010/TT-BKH ngày 21/4/2010 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư Quy định chi tiết lập Báo cáo thẩm định kết quả đấu thầu;
- Thông tư số 21/2010/TT-BKH ngày 28/10/2010 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư Quy định chi tiết về thẩm định hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu.

  1. ĐỊNH NGHĨA/VIẾT TẮT

- Chủ đầu tư: Là người sở hữu vốn hoặc là người được giao quản lý và sử dụng vốn để đầu tư xây dựng công trình hoặc được giao trách nhiệm thay mặt chủ sở hữu, người vay vốn trực tiếp quản lý và thực hiện dự án.
- Kế hoạch đấu thầu: Là nội dung thực hiện đấu thầu được người có thẩm quyền phê duyệt bằng văn bản sau khi phê duyệt quyết định đầu tư hoặc phê duyệt đồng thời với quyết định đầu tư làm cơ sở pháp lý cho chủ đầu tư tổ chức lựa chọn nhà thầu.
- Hồ sơ mời thầu: Là toàn bộ tài liệu sử dụng cho đấu thầu rộng rãi hoặc đấu thầu hạn chế bao gồm các yêu cầu cho một gói thầu làm căn cứ pháp lý để nhà thầu chuẩn bị hồ sơ dự thầu và để UBND đánh giá hồ sơ dự thầu nhằm lựa chọn nhà thầu trúng thầu; là căn cứ cho việc thương thảo, hoàn thiện và ký kết hợp đồng.
- Hồ sơ dự thầu: Là toàn bộ tài liệu do nhà thầu lập theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu và được nộp cho UBND theo quy định nêu trong hồ sơ mời thầu.
- Hồ sơ yêu cầu: là toàn bộ tài liệu sử dụng cho hình thức chỉ định thầu, chào hàng cạnh tranh, mua sắm trực tiếp, lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt bao gồm các yêu cầu cho một gói thầu làm căn cứ pháp lý để nhà thầu chuẩn bị hồ sơ đề xuất và để UBND đánh giá hồ sơ đề xuất nhằm lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của hồ sơ yêu cầu; là căn cứ cho việc thương thảo, hoàn thiện và ký kết hợp đồng.
- Hồ sơ đề xuất: là toàn bộ tài liệu do nhà thầu chuẩn bị và nộp theo yêu cầu của hồ sơ yêu cầu; đối với hình thức chào hàng cạnh tranh thì hồ sơ đề xuất còn được gọi là báo giá.
- Danh sách ngắn là danh sách các nhà thầu được mời tham gia đấu thầu đối với đấu thầu hạn chế, danh sách nhà thầu trúng sơ tuyển và danh sách nhà thầu có hồ sơ quan tâm được đánh giá đáp ứng yêu cầu của hồ sơ mời quan tâm.

  1. NỘI DUNG QUY TRÌNH:

5.1 Chỉ định thầu
Hạn mức chỉ định thầu:
Gói thầu có giá trị trong hạn mức được áp dụng chỉ định thầu bao gồm:
- Không quá 500 triệu đồng đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, dịch vụ công; không quá 01 tỷ đồng đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp, mua thuốc, vật tư y tế, sản phẩm công;
- Không quá 100 triệu đồng đối với gói thầu thuộc dự toán mua sắm thường xuyên.

5.1.1 Chỉ định thầu: Đối với gói thầu trong hạn mức chỉ định thầu, yêu cầu lập hồ sơ yêu cầu (HSYC).
 

TT Hoạt động Mô tả công việc Trách nhiệm Biểu mẫu/Hồ sơ
1 Lập, trình phê duyệt hồ sơ yêu cầu và nhà thầu được tham gia chỉ định thầu Tổ chức lập, trình phê duyệt Hồ sơ yêu cầu và xác định một nhà thầu có đủ năng lực kinh nghiệm trình phê duyệt được tham gia chỉ định thầu.
 
Công chức Tài chính kế toán - Mẫu HSYC Tư vấn kèm Thông tư số 09/2011/TT-BKH ngày 07/9/2011;
- Mẫu HSYC xây lắp kèm Thông tư số 04/2010/TT-BKH ngày 01/02/2010.
2 Phát hành HSYC Sau khi HSYC được phê duyệt, phát hành HSYC cho nhà thầu đã được chấp thuận tham gia chỉ định thầu.
Gói thầu có giá =< 500 triệu: Không thực hiện nội dung này
Công chức Tài chính kế toán  
3 Tiếp nhận, đánh giá hồ sơ đề xuất (HSĐX) Tiếp nhận, đánh giá HSĐX theo tiêu chuẩn đánh giá được quy định trong HSYC.
Gói thầu có giá =< 500 triệu: Không thực hiện nội dung này.
Tổ chuyên gia đấu thầu - Mẫu báo cáo đánh giá HSĐX xây lắp theo Thông tư số 09/2010/TT-BKH ngày 21/4/2010.
- Mẫu báo cáo đánh giá HSĐX Tư vấn theo Thông tư số 15/2010/TT-BKH ngày 29/6/2010.
4 Trình phê duyệt kết quả đấu thầu - Gói thầu có giá =< 500 triệu Tổ chuyên gia đấu thầu  
5 Thương thảo, hoàn thiện hợp đồng Việc thương thảo, hoàn thiện hợp đồng và ký kết hợp đồng được thực hiện theo quy định tại Nghị định 48/2010/NĐ-CP và mục 2 Chương VI của Luật Xây dựng.
 
Lãnh đạo UBND - Mẫu hợp đồng thi công kèm theo Thông tư số  09/2011/TT-BXD ngày 28/6/2011 của Bộ Xây dựng.
- Mẫu hợp đồng tư vấn kèm theo Thông tư số 08/2011/TT-BXD ngày 28/6/2011.
6 Ký kết hợp đồng Ký kết hợp đồng được thực hiện trên cơ sở quyết định phê duyệt kết quả chỉ định thầu và thương thảo hợp đồng. Lãnh đạo UBND  

 
5.1.2 Chỉ định thầu rút gọn:
 

TT Hoạt động Mô tả công việc Trách nhiệm Biểu mẫu/Hồ sơ
1 Nhà thầu được tham gia chỉ định thầu Tổ chức lập, trình chủ đầu tư xác định một nhà thầu có đủ năng lực kinh nghiệm trình phê duyệt được tham gia chỉ định thầu. Công chức Tài chính kế toán  
2 Xác định đơn vị được chỉ định thầu Chủ đầu tư ra văn bản đồng ý chủ trương xác định đơn vị được chỉ định thầu Chủ đầu tư  
3 Thương thảo, hoàn thiện hợp đồng Việc thương thảo, hoàn thiện hợp đồng và ký kết hợp đồng được thực hiện theo quy định tại Nghị định 48/2010/NĐ-CP và mục 2 Chương VI của Luật Xây dựng.
 
Lãnh đạo UBND - Mẫu hợp đồng thi công kèm theo Thông tư số  09/2011/TT-BXD ngày 28/6/2011 của Bộ Xây dựng.
- Mẫu hợp đồng tư vấn kèm theo Thông tư số 08/2011/TT-BXD ngày 28/6/2011.
4 Trình phê duyệt kết quả chỉ định thầu Trình chủ đầu tư ra quyết định chỉ định thầu kèm theo biên bản thương thảo, bản dự thảo hợp đồng 
 
Lãnh đạo UBND  
5 Ký kết hợp đồng Ký kết hợp đồng được thực hiện trên cơ sở quyết định phê duyệt kết quả chỉ định thầu và thương thảo hợp đồng. Lãnh đạo UBND  

 
5.2 Đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế đối với gói thầu xây lắp, mua sắm hàng hóa:
Công tác đấu thầu có thể được thực hiện thông qua thuê các đơn vị tư vấn với sự giám sát của UBND
  

TT Tiến trình Trách nhiệm Biểu mẫu/Hồ sơ
Bước 1

Tổ đấu thầu - HS thiết kế dự toán được duyệt (nếu có)
- Văn bản về hình thức đấu thầu (nếu có)
- Lập KH, HSMT
Bước 2 Tổ trưởng
tổ đấu thầu
- Tờ trình thẩm định KH, HSMT
- Hồ sơ mời thầu
- Thông tin khác về gói thầu 
Bước 3 Lãnh đạo
UBND
- Tờ trình thẩm định KH, HSMT
- Hồ sơ mời thầu
Bước 4 Tổ đấu thầu - Tờ trình thẩm định KH, HSMT
- Hồ sơ mời thầu
- Văn bản pháp lý liên quan
Bước 5 Tổ đấu thầu - Quyết định phê duyệt KH, HSMT của cơ quan thẩm quyền
Bước 6 Tổ đấu thầu * Đấu thầu hạn chế
 
* Đấu thầu rộng rãi
Bước 7 Tổ đấu thầu - Biểu mẫu xét thầu, HSDT
- Văn bản yêu cầu làm rõ HSDT (nếu có)
 - Báo cáo đánh giá HSDT
- Tờ trình thẩm định, phê duyệt KQĐT
Bước 8

Tổ trưởng
Tổ đấu thầu
- Báo cáo đánh giá HSDT.
- Tờ trình thẩm định, phê duyệt KQĐT.
Bước 9  
Lãnh đạo
UBND
 
- Báo cáo đánh giá HSDT.
- Tờ trình thẩm định, phê duyệt KQĐT
Bước 10 Công chức Tài chính kế toán - Báo cáo đánh giá HSDT.
- Tờ trình thẩm định, phê duyệt KQĐT.
- Văn bản pháp lý liên quan
Bước 11 Công chức Tài chính kế toán - Quyết định phê duyệt KQĐT của cơ quan thẩm quyền
Bước 12 Công chức Tài chính kế toán - Văn bản thông báo KQĐT gửi các nhà thầu.
 
Bước 13 Công chức Tài chính kế toán Hợp đồng được ký kết

 






































































  
*Diễn giải: 
Bước 1:  Triển khai lập hồ sơ
Trên cơ sở hồ sơ Thiết kế - Dự toán được phê duyệt, Tổ đấu thầu tiến hành tìm hiểu nội dung các hạng mục, tham mưu, đề xuất lãnh đạo UBND thực hiện công tác đấu thầu theo quy định hiện hành về đấu thầu.
* Các công việc trong bước triển khai lập hồ sơ :
- Các văn bản pháp lý để triển khai lập kế hoạch, hồ sơ mời thầu (HSMT): Quyết định phê duyệt dự án đầu tư, Quyết định phê duyệt thiết kế dự toán, văn bản về nguồn vốn, văn bản về hình thức đấu thầu (nếu có), các văn bản khác (nếu có).
- Tổ viên được phân công của Tổ trưởng lập hồ sơ mời thầu.
- Hồ sơ mời thầu bao gồm:
+ Thư mời thầu.
+ Phần chỉ dẫn các nhà thầu.
+ Bảng dữ liệu đấu thầu.
+ Các loại biểu mẫu.
+ Mẫu thỏa thuận Hợp đồng.
+ Các yêu cầu kỹ thuật.
+ Bảng khối lượng mời thầu.
- Lập kế hoạch: Tổ đấu thầu đề xuất phân chia gói thầu trên cơ sở triển khai dự án một cách đồng bộ, không chia nhỏ gói thầu để áp dung hình thức chỉ định thầu và tuân thủ các qui định hiện hành về đấu thầu, lập Tờ trình phê duyệt KH,  HSMT.
- Thành viên Tổ đấu thầu được phân công hoàn thành công việc đúng tiến độ được giao.
Bước 2: Kiểm tra 
- Sau khi hoàn thành HSMT các tổ viên trong Tổ đấu thầu trình cho Tổ trưởng Tổ đấu thầu xem xét và chỉnh sửa trực tiếp lên hồ sơ mời thầu (nếu có).
- Nếu hồ sơ mời thầu có sai sót, các tổ viên phải hoàn chỉnh lại hồ sơ theo yêu cầu của Tổ trưởng.
- Hồ sơ mời thầu, Tờ trình phê duyệt KH, HSMT hoàn chỉnh trước khi trình Lãnh đạo UBND phê duyệt phải được Tổ trưởng Tổ đấu thầu soát xét.
Bước 3: Ký duyệt HSMT, Tờ trình đề nghị thẩm định, phê duyệt KH, HSMT: 
- Lãnh đạo UBND xem xét ký duyệt, nếu không đạt thì chuyển trả lại Tổ đấu thầu hoàn chỉnh.
Bước 4: Trình thẩm định KH, HSMT
- Tổ viên được phân công trình hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra thành phần hồ sơ trước khi trình cơ quan thẩm định.
- Thành phần hồ sơ trình thẩm định phê duyệt KH: 02 bộ
+ Tờ trình đề nghị thẩm định, phê duyệt kế hoạch (bản chính).
+ Quyết định phê duyệt dự án đầu tư (bản sao).
+ Quyết định phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công - dự toán công trình (bản sao).
+ Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công - dự toán được phê duyệt (bản sao).
+ Quyết định phân bổ, bố trí vốn cho hạng mục công trình trình phê duyệt kế hoạch, văn bản thu xếp vốn khác nếu có (bản sao).
+ Văn bản đồng ý cho phép các công việc được thực hiện trước khi trình thẩm, phê duyệt kế hoạch (bản sao).
+ Văn bản pháp lý liên quan khác (nếu có) (bản sao). 
- Thành phần hồ sơ trình thẩm định phê duyệt HSMT: 02 bộ
+ Tờ trình đề nghị thẩm định, phê duyệt HSMT (bản chính).
+ Quyết định phê duyệt dự án đầu tư (bản sao).
+ Quyết định phê duyệt KH (bản sao).
+ Quyết định phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công - dự toán công trình (bản sao).
+ Quyết định phân bổ, bố trí vốn cho hạng mục, công trình trình phê duyệt HSMT, văn bản thu xếp vốn khác (bản sao).
- Trong quá trình thẩm định, nếu có bất kỳ yêu cầu của Cơ quan có thẩm quyền về giải thích hoặc làm rõ các nội dung liên quan thì Tổ đấu thầu có trách nhiệm giải trình cụ thể.
* Tùy trường hợp cụ thể có thể kết hợp trình thẩm định Phê duyệt KH và HSMT.
Bước 5: Nhận quyết định phê duyệt KH, HSMT:
- Tổ viên được giao nhiệm vụ có trách nhiệm theo dõi, nhận quyết định phê duyệt KH, HSMT và bàn giao cho Tổ đấu thầu để tiến hành phân phối, lưu trữ theo qui định (01 bản chuyển trực tiếp cho Văn thư).
Bước 6: Tổ chức đấu thầu:
- Khi có Quyết định Phê duyệt HSMT thì Tổ đấu thầu triển khai tổ chức đấu thầu theo đúng qui định.
Tổ chức đấu thầu hạn chế: 
Đấu thầu rộng rãi:
Bước 7: Xét thầu 
- Sau khi Mở thầu Tổ đấu thầu tiến hành họp triển khai đánh giá HSDT của các nhà thầu tham gia đấu thầu.
- Các thành viên Tổ đấu thầu có trách nhiệm hoàn thành công việc được Tổ trưởng Tổ đấu thầu giao đúng thời gian qui định.
- Trong quá trình đánh giá HSDT nếu có vần đề cần làm rõ thì Tổ đấu thầu có Văn bản gửi nhà thầu để làm rõ HSDT.
- Thành viên Tổ đấu thầu được phân công có trách nhiệm tổng hợp, lập Báo cáo đánh giá HSDT (theo đúng mẫu qui định) và trình Tổ trưởng Tổ đấu thầu kiểm tra, soát xét.
- Thành viên được phân công lập Tờ trình đề nghị thẩm định, phê duyệt kết quả đấu thầu (KQĐT) kèm theo Báo cáo đánh giá HSDT trình Tổ trưởng Tổ đấu thầu  kiểm tra, soát xét.
Bước 8: Kiểm tra Báo cáo đánh giá HSDT:
- Sau khi hoàn thành Báo cáo đánh giá HSDT, Tờ trình đề nghị thẩm định, phê duyệt KQĐT tổ viên trong Tổ đấu thầu trình cho Tổ trưởng Tổ đấu thầu xem xét và chỉnh sửa trực tiếp (nếu có).
- Nếu Báo cáo đánh giá HSDT, tờ trình đề nghị thẩm định, phê duyệt KQĐT có sai sót, các tổ viên phải hoàn chỉnh lại theo yêu cầu của Tổ trưởng Tổ đấu thầu.
Bước 9: Ký duyệt Tờ trình đề nghị thẩm định, phê duyệt KQĐT
- Lãnh đạo UBND xem xét ký duyệt, nếu không đạt thì chuyển trả lại Tổ đấu thầu hoàn chỉnh.
Bước 10: Trình thẩm định KQĐT:
- Tổ viên được phân công trình hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra thành phần hồ sơ trước khi trình cơ quan thẩm định.
- Thành phần hồ sơ trình thẩm định KQĐT: 02 bộ
+ Tờ trình đề nghị thẩm định, phê duyệt KQĐT (bản chính).
+ Quyết định phê duyệt dự án đầu tư (bản sao).
+ Quyết định Phê duyệt KH, HSMT (kèm theo HSMT được phê duyệt) (bản sao).
+ Quyết định phân bổ, bố trí vốn, văn bản thu xếp vốn khác nếu có (bản sao).
+ Quyết định thành lập Tổ đấu thầu (kèm theo chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ đấu thầu của các thành viên Tổ đấu thầu) (bản sao).
+ Quyết định phê duyệt DSN (nếu có) (bản sao).
+ Thông báo mời thầu (bản sao).
+ Tài liệu chứng minh Nhà thầu mua HSMT (phiếu thu …)(bản sao).
+ Tài liệu chứng minh nhà thầu nộp HSDT đúng qui định (BB giao nhận HSDT) (bản sao).
+ Biên bản mở thầu (bản sao).
+ HSDT của các nhà thầu tham gia đấu thầu (bản sao).
+ Báo cáo đánh giá HSDT của Tổ đấu thầu (bản sao).
+ Văn bản pháp lý liên quan khác (nếu có) (bản sao). 
- Trong quá trình thẩm định, nếu có bất kỳ yêu cầu của Cơ quan có thẩm quyền về giải thích hoặc làm rõ các nội dung liên quan thì Tổ đấu thầu có trách nhiệm giải trình cụ thể.
Bước 11: Phê duyệt KQĐT
- Trên cơ sở trình phê duyệt KQĐT của cơ quan thẩm định kèm theo tờ trình đề nghị thẩm định, phê duyệt KQĐT của UBND, Báo cáo đánh giá HSDT của Tổ đấu thầu cơ quan có thẩm quyền phê duyệt KQĐT xem xét, phê duyệt KQĐT hoặc có văn bản khác (nếu có).
- Tổ viên được giao nhiệm vụ có trách nhiệm theo dõi, nhận quyết định phê duyệt KQĐT và bàn giao cho công chức Tài chính kế toán để tiến hành phân phối, lưu trữ theo qui định (01 bản chuyển trực tiếp cho Văn thư).
Bước 12: Thông báo KQĐT 
 - Trên cơ sở Quyết định phê duyệt KQĐT hoặc văn bản khác về KQĐT của cơ quan có thẩm quyền, công chức Tài chính kế toán có trách nhiệm Thông báo KQĐT bằng văn bản đến các nhà thầu tham gia đấu thầu.
Bước 13: Thương thảo và ký kết hợp đồng:
Công chức Tài chính kế toán được phân công tiến hành lập biên bản thương thảo hợp đồng, dự thảo hợp đồng và liên hệ đơn vị trúng thầu để tiến hành thương thảo và thống nhất ký kết hợp đồng.
- Hợp đồng sau khi ký ký kết được chuyển cho nhà thầu, công chức Tài chính kế toán và các bộ phận liên quan để theo dõi thực hiện
5.3 Chào hàng cạnh tranh
Phạm vi áp dụng:
Khoản 1 Điều 23 Luật đấu thầu:
Chào hàng cạnh tranh được áp dụng đối với gói thầu có giá trị trong hạn mức theo quy định của Chính phủ và thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Gói thầu dịch vụ phi tư vấn thông dụng, đơn giản;
b) Gói thầu mua sắm hàng hóa thông dụng, sẵn có trên thị trường với đặc tính kỹ thuật được tiêu chuẩn hóa và tương đương nhau về chất lượng;
c) Gói thầu xây lắp công trình đơn giản đã có thiết kế bản vẽ thi công được phê duyệt.
Chào hàng cạnh tranh theo quy trình thông thường áp dụng đối với gói thầu quy định tại Khoản 1 Điều 23 của Luật Đấu thầu có giá trị không quá 05 tỷ đồng.
Chào hàng cạnh tranh theo quy trình rút gọn áp dụng đối với gói thầu quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 23 của Luật Đấu thầu có giá trị không quá 500 triệu đồng, gói thầu quy định tại Điểm b và Điểm c Khoản 1 Điều 23 của Luật Đấu thầu có giá trị không quá 01 tỷ đồng, gói thầu đối với mua sắm thường xuyên có giá trị không quá 200 triệu đồng.
5.3.1 Chào hàng cạnh tranh thông thường:
1. Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu:
a) Lập hồ sơ yêu cầu:
Việc lập hồ sơ yêu cầu phải căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 12 của Nghị định 63/2014/NĐ-CP.
Nội dung hồ sơ yêu cầu bao gồm các nội dung thông tin tóm tắt về dự án, gói thầu; chỉ dẫn việc chuẩn bị và nộp hồ sơ đề xuất; tiêu chuẩn về năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu; tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật và xác định giá thấp nhất. Sử dụng tiêu chí đạt, không đạt để đánh giá về năng lực, kinh nghiệm và đánh giá về kỹ thuật;
b) Thẩm định và phê duyệt hồ sơ yêu cầu:
- Hồ sơ yêu cầu phải được thẩm định theo quy định tại Điều 105 của Nghị định 63/2014/NĐ-CP trước khi phê duyệt;
- Việc phê duyệt hồ sơ yêu cầu phải bằng văn bản và căn cứ vào tờ trình phê duyệt, báo cáo thẩm định hồ sơ yêu cầu.
2. Tổ chức lựa chọn nhà thầu:
a) UBND đăng tải thông báo mời chào hàng theo quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 7 và Điểm b Khoản 1 hoặc Điểm a Khoản 2 Điều 8 của Nghị định 63/2014/NĐ-CP.
Hồ sơ yêu cầu được phát hành cho các nhà thầu có nhu cầu tham gia theo thời gian quy định trong thông báo mời chào hàng nhưng bảo đảm tối thiểu là 03 ngày làm việc, kể từ ngày đầu tiên các thông tin này được đăng tải trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia hoặc trên Báo đấu thầu;
b) Việc sửa đổi, làm rõ hồ sơ yêu cầu thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 14 của Nghị định 63/2014/NĐ-CP;
c) Nhà thầu nộp hồ sơ đề xuất đến UBND bằng cách gửi trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện. Mỗi nhà thầu chỉ được nộp một hồ sơ đề xuất
Trường hợp cần sửa đổi hồ sơ yêu cầu, UBND phải thông báo cho các nhà thầu trước thời điểm đóng thầu tối thiểu 03 ngày làm việc để nhà thầu có đủ thời gian chuẩn bị hồ sơ đề xuất
d) UBND chịu trách nhiệm bảo mật các thông tin trong hồ sơ đề xuất của từng nhà thầu. Ngay sau thời điểm đóng thầu, UBND tiến hành mở các hồ sơ đề xuất và lập biên bản mở thầu bao gồm các nội dung: Tên nhà thầu; giá chào; thời gian có hiệu lực của hồ sơ đề xuất; giá trị, thời gian có hiệu lực của bảo đảm dự thầu; thời gian thực hiện hợp đồng và gửi văn bản này đến các nhà thầu đã nộp hồ sơ đề xuất.
3. Đánh giá các hồ sơ đề xuất và thương thảo hợp đồng:
a) UBND đánh giá các hồ sơ đề xuất. Nhà thầu được đánh giá đáp ứng yêu cầu khi có hồ sơ đề xuất hợp lệ; đáp ứng yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm; tất cả yêu cầu về kỹ thuật đều được đánh giá là “đạt”;
b) UBND so sánh giá chào của các hồ sơ đề xuất đáp ứng về kỹ thuật để xác định hồ sơ đề xuất có giá chào thấp nhất. Nhà thầu có giá chào thấp nhất sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) và không vượt giá gói thầu sẽ được mời vào thương thảo hợp đồng;
c) Thương thảo hợp đồng thực hiện theo quy định tại Điều 19 của Nghị định 63/2014/NĐ-CP.
Thời gian đánh giá hồ sơ đề xuất tối đa là 20 ngày, kể từ ngày mở thầu đến khi UBND có tờ trình đề nghị phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu kèm theo báo cáo kết quả đánh giá hồ sơ đề xuất
4. Trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu:
Việc trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu thực hiện theo quy định tại Điều 20 của Nghị định 63/2014/NĐ-CP.
Thời gian thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu tối đa là 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ trình thẩm định.
Thời gian phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu tối đa là 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được tờ trình đề nghị phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu của UBND và báo cáo thẩm định của đơn vị thẩm định
5. Hoàn thiện và ký kết hợp đồng:
Hợp đồng ký kết giữa các bên phải phù hợp với quyết định phê duyệt kết quả chào hàng cạnh tranh, biên bản thương thảo hợp đồng, hồ sơ đề xuất, hồ sơ yêu cầu và các tài liệu liên quan khác.
 
5.3.2 Chào hàng cạnh tranh rút gọn:
1. Chuẩn bị và gửi bản yêu cầu báo giá:
a) Bản yêu cầu báo giá được lập bao gồm các nội dung về phạm vi công việc, yêu cầu về kỹ thuật, thời hạn hiệu lực của báo giá, thời điểm nộp báo giá, các yêu cầu về bảo hành, bảo trì, đào tạo, chuyển giao, dự thảo hợp đồng, thời gian chuẩn bị và nộp báo giá (tối thiểu 03 ngày làm việc, kể từ ngày đầu tiên phát hành bản yêu cầu báo giá) và các nội dung cần thiết khác, không nêu yêu cầu về bảo đảm dự thầu;
b) Sau khi bản yêu cầu báo giá được duyệt, UBND đăng tải thông báo mời chào hàng trên một tờ báo được phát hành rộng rãi trong một ngành, một tỉnh hoặc hệ thống mạng đấu thầu quốc gia hoặc gửi trực tiếp bản yêu cầu báo giá cho tối thiểu 03 nhà thầu có khả năng thực hiện gói thầu. Trường hợp gửi trực tiếp, nếu trước thời điểm đóng thầu có bất kỳ nhà thầu nào khác đề nghị được tham gia chào hàng thì UBND phải gửi bản yêu cầu báo giá cho nhà thầu đó. Bản yêu cầu báo giá được phát hành miễn phí theo hình thức gửi trực tiếp, gửi qua đường bưu điện, thư điện tử (email) hoặc bằng fax.
2. Nộp và tiếp nhận báo giá:
a) Nhà thầu chuẩn bị và nộp 01 báo giá theo bản yêu cầu báo giá. Việc nộp báo giá có thể thực hiện theo hình thức gửi trực tiếp, gửi qua đường bưu điện, thư điện tử (email) hoặc bang fax;
b) UBND chịu trách nhiệm bảo mật các thông tin trong báo giá của từng nhà thầu. Ngay sau khi kết thúc thời hạn nộp báo giá, UBND lập văn bản tiếp nhận các báo giá được nộp trước thời điểm đóng thầu bao gồm các nội dung như: Tên nhà thầu, giá chào, thời gian có hiệu lực của báo giá và gửi văn bản tiếp nhận này đến các nhà thầu đã nộp báo giá.
3. Đánh giá các báo giá:
a) UBND so sánh các báo giá theo bản yêu cầu báo giá. Báo giá được xác định đáp ứng tất cả các yêu cầu trong bản yêu cầu báo giá và có giá chào sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch, trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) thấp nhất và không vượt giá gói thầu sẽ được đề nghị lựa chọn;
b) Trong quá trình đánh giá, trường hợp cần thiết UBND mời nhà thầu có giá chào thấp nhất sau khi sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch và trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) đến thương thảo hợp đồng.
Thời gian đánh giá các báo giá tối đa là 10 ngày, kể từ ngày hết hạn nộp báo giá đến khi UBND có tờ trình đề nghị phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu kèm theo báo cáo đánh giá các báo giá
4. Trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu:
Việc trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu thực hiện theo quy định tại Điều 20 của Nghị định 63/2014/NĐ-CP.
Thời gian thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu tối đa là 04 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ trình thẩm định.
Thời gian phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu tối đa là 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được tờ trình đề nghị phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu của UBND và báo cáo thẩm định của đơn vị thẩm định.
5. Hoàn thiện và ký kết hợp đồng:
Hợp đồng ký kết giữa các bên phải phù hợp với quyết định phê duyệt kết quả chào hàng cạnh tranh, biên bản thương thảo hợp đồng và các tài liệu liên quan khác.
 
6. BIỂU MẪU VÀ PHỤ LỤC HỒ SƠ
Không
* Chỉ định thầu: <=500 triệu lập hồ sơ rút gọn

STT Tên tài liệu, hồ sơ Hình thức Nơi lưu Thời gian lưu
1 Quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng BP Tài chính kế toán Hạng mục công trình Vĩnh viễn
2 Quyết định phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công, dự toán -nt- -nt- -nt-
3 Quyết định bố trí kế hoạch vốn, Văn bản về vốn khác (nếu có) -nt- -nt- -nt-
4 Quyết định phê duyệt kế hoạch -nt- -nt- -nt-
5 Văn bản xác định nhà thầu được chỉ định thầu -nt- -nt- -nt-
6 Biên bản thương thảo, bản dự thảo hợp đồng -nt- -nt- -nt-
7 Quyết định phê duyệt  kết quả chỉ định thầu -nt- -nt- -nt-


 * Chỉ định thầu: <=500 triệu lập hồ sơ yêu cầu

STT Tên tài liệu, hồ sơ Hình thức Nơi lưu Thời gian lưu
1 Quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng BP Tài chính kế toán Hạng mục công trình Vĩnh viễn
2 Quyết định phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công, dự toán -nt- -nt- -nt-
3 Quyết định bố trí kế hoạch vốn, Văn bản về vốn khác (nếu có) -nt- -nt- -nt-
4 Quyết định phê duyệt KH -nt- -nt- -nt-
5 Quyết định phê duyệt HSYC, hồ sơ yêu cầu được phê duyệt -nt- -nt- -nt-
6 Tài liệu phát hành, tiếp nhận HSYC, HSĐX -nt- -nt- -nt-
7 Báo cáo đánh giá HSĐX -nt- -nt- -nt-
8 Kết quả thẩm định HSĐX -nt- -nt- -nt-
9 Quyết định phê duyệt kết quả chỉ định thầu -nt- -nt- -nt-
10 Hồ sơ  đề xuất -nt- -nt- -nt-

 
Đấu thầu hạn chế:
  

STT Tài liệu, hồ sơ Đơn vị 
quản lý
Cách lưu Thời gian
1 Quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng BP Tài chính kế toán hạng mục công trình Vĩnh viễn
2 Quyết định phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công, dự toán -nt- -nt- -nt-
3 Văn bản chủ trương về hình thức đấu thầu (nếu có) -nt- -nt- -nt-
4 Quyết định bố trí kế hoạch vốn, Văn bản về vốn khác nếu có -nt- -nt- -nt-
5 Tờ trình phê duyệt KH, HSMT -nt- -nt- -nt-
6 Quyết định phê duyệt KH, HSMT, kèm theo HSMT được phê duyệt -nt- -nt- -nt-
7 Quyết định thành lập Tổ đấu thầu -nt- -nt- -nt-
8 Phiếu trình đề xuất 05 nhà thầu tham dự đấu thầu -nt- -nt- -nt-
9 Thông báo mời 05 nhà thầu nộp hồ sơ năng lực(HSNL) tham gia đấu thầu -nt- -nt- -nt-
10 Biên bản giao nhận HSNL (kèm theo giấy giới thiệu của Nhà thầu nộp HSNL) -nt- -nt- -nt-
11 Báo cáo đánh giá HSNL của Tổ đấu thầu -nt- -nt- -nt-
12 Tờ trình Phê duyệt Danh sách ngắn tham gia đấu thầu -nt- -nt- -nt-
13 Quyết định phê duyệt DSN tham gia đấu thầu -nt- -nt- -nt-
14 Thông báo mời thầu -nt- -nt- -nt-
15 Phiếu thu bán HSMT (kèm theo giấy giới thiệu mua HSMT của nhà thầu) -nt- -nt- -nt-
16 Văn bản làm rõ HSMT (nếu có) -nt- -nt- -nt-
17 Biên bản giao nhận HSDT (kèm theo giấy giới thiệu nộp HSDT) -nt- -nt- -nt-
18 Biên bản mở thầu -nt- -nt- -nt-
19 HSDT các nhà thầu -nt- -nt- -nt-
20 Văn bản làm rõ HSDT (nếu có) -nt- -nt- -nt-
21 Báo cáo đánh giá HSDT của Tổ đấu thầu -nt- -nt- -nt-
22 Tờ trình đề nghị thẩm định, phê duyệt KQĐT -nt- -nt- -nt-
23 Quyết định phê duyệt KQĐT -nt- -nt- -nt-
24 Thông báo KQĐT -nt- -nt- -nt-
25 Văn bản khác (nếu có) -nt- -nt- -nt-

 





































*Đấu thầu rộng rãi:
  

STT Tài liệu, hồ sơ Đơn vị quản lý Cách lưu Thời gian
1 Quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng BP Tài chính kế toán hạng mục công trình Vĩnh viễn
2 Quyết định phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công, dự toán -nt- -nt- -nt-
3 Quyết định bố trí kế hoạch vốn, Văn bản về vốn khác (nếu có) -nt- -nt- -nt-
4 Tờ trình phê duyệt KH, HSMT -nt- -nt- -nt-
5 Quyết định phê duyệt KH, HSMT, kèm theo HSMT được duyệt -nt- -nt- -nt-
6 Quyết định thành lập Tổ đấu thầu -nt- -nt- -nt-
7 Thông báo mời thầu thầu
+ Trên báo đấu thầu (3 kỳ liên tiếp) (báo điên tử, báo giấy)
+ Báo Quảng Trị (3 kỳ liên tiếp)
+ Trang điện tử của Sở Kế hoạch và Đầu tư
-nt- -nt- -nt-
8 Phiếu thu bán HSMT (kèm theo giấy giới thiệu mua HSMT của nhà thầu) -nt- -nt- -nt-
9 Văn bản làm rõ HSMT (nếu có) -nt- -nt- -nt-
10 Biên bản giao nhận HSDT (kèm theo giấy giới thiệu nộp HSDT) -nt- -nt- -nt-
11 Biên bản mở thầu -nt- -nt- -nt-
12 HSDT các nhà thầu -nt- -nt- -nt-
13 Văn bản làm rõ HSDT (nếu có) -nt- -nt- -nt-
14 Báo cáo đánh giá HSDT của Tổ đấu thầu -nt- -nt- -nt-
15 Tờ trình đề nghị thẩm định, phê duyệt KQĐT -nt- -nt- -nt-
16 Quyết định phê duyệt KQĐT -nt- -nt- -nt-
17 Thông báo KQĐT -nt- -nt- -nt-
18 Văn bản khác (nếu có) -nt- -nt- -nt-

 































Chào hàng cạnh tranh:

STT Tên tài liệu, hồ sơ Hình thức Nơi lưu Thời gian lưu
1 Quyết định phê duyệt dự án đầu tư BP Tài chính kế toán Từng dự án Vĩnh viễn
2 Quyết định bố trí kế hoạch vốn, Văn bản về vốn khác (nếu có) -nt- -nt- -nt-
3 Quyết định phê duyệt kế hoạch -nt- -nt- -nt-
4 Văn bản xác định nhà thầu được chào hàng cạnh tranh -nt- -nt- -nt-
5 Biên bản thương thảo, bản dự thảo hợp đồng -nt- -nt- -nt-
6 Quyết định phê duyệt  kết quả chào hàng cạnh tranh -nt- -nt- -nt-

 

 

Share on Facebook
THÔNG BÁO
THÔNG TIN PHỤC VỤ ĐIỀU HÀNH
THÔNG TIN PHỤC VỤ NGƯỜI DÂN
THỐNG KÊ TRUY CẬP

Đang truy cập: 2

Hôm nay: 30

Tổng lượt truy cập: 263.605